JUKEN SHARE 1: NHỮNG LẦM TƯỞNG VỀ MÁY DYNO

JUKEN SHARE 1: NHỮNG LẦM TƯỞNG VỀ MÁY DYNO

JUKEN SHARE 1: NHỮNG LẦM TƯỞNG VỀ MÁY DYNO

Máy #Dynamometer hay còn có tên gọi máy #Dyno là một trong những công cụ đo rất hữu hiệu đáng tin cậy trong việc đo kiểm và đánh giá thông số hiện có của động cơ như Hp, Torque, AFR Ratio v.v… Nhờ đó, nên ngày nay cái tên gọi Dyno ngày càng được nhắc đến nhiều trong những câu chuyện của anh em chơi xe tại Việt Nam.
Thế nhưng vẫn còn rất nhiều vấn đề anh em cần tìm hiểu để tránh sai lầm vì những điều lầm tưởng về máy Dyno. BRT VIET NAM xin được tổng hợp một số vấn đề trong bài viết này mong có thể giúp anh em hiểu rõ hơn hệ thống đo đạt Dynamometer.

1. Máy Dyno có thể canh xe được không?
– Máy Dyno là một thiết bị đo, dĩ nhiên bản thân cái máy Dyno không thể nào tự canh xe cho bạn được. Nhưng với kết quả đo được từ máy, sẽ giúp người thợ vận hành có thể canh chỉnh, đánh giá động cơ của bạn một cách chính xác và khoa học hơn là việc ngồi đoán mò và canh chỉnh bằng cảm giác.
– Điều này không có nghĩa là xe canh bằng Dyno sẽ mạnh hơn, mà vẫn còn rất nhiều yếu tố khác phụ thuộc vào như kinh nghiệm và kỹ năng vận hành máy của người canh xe, tình trạng động cơ, chất lượng xăng, cấu hình xe và cách vận hành xe của chủ xe v.v… Vì cấu hình xe rất quan trọng, một cấu hình sai thì tất cả mọi việc canh chỉnh dù tốt như thế nào cũng đều trở nên vô nghĩa. Thêm 1 ý nhỏ ở đây là sau khi nâng cấp động cơ, anh em nên chú ý thay đổi tỉ số truyền để khai thác mã lực xe tốt hơn. Thường là với đỉnh máy dài hơn, anh em nên tăng răng dĩa hoặc hạ răng nhông xuống tùy theo cấu hình.

2. Tại sao kết quả đo Mã Lực(HP) trên máy Dyno và thông số của nhà sản xuất lại khác nhau?
– Con số mã lực mà hãng xe giới thiệu là công suất xe được đo ở cốt máy hoặc cốt nhông trong môi trường lý tưởng (BHP) không bao gồm thất thoát công suất do ma sát, lực cản không khí, khí động học, hộp số, nhông sên dĩa, ly hợp, v.v…BHP còn được đo khi động cơ hoạt động với nhiên liệu xăng đạt tiêu chuẩn.
– Công suất bánh xe – Wheel Horse Power (WHP)
Con số mà anh em khi mang xe đi đo ở các máy dyno gọi là WHP được đo ở bánh xe trong môi trường thực tế nên nó sẽ bao gồm thất thoát do hệ truyền động gây ra và có thể bị ảnh hưởng nếu chất lượng nhiên liệu không đạt tiêu chuẩn. Sự chênh lệch giữa thông số nhà sản xuất và thông số đo trên máy Dyno có thể là 20% hoặc có thể lên đến 30% tùy theo máy đo. Ví dụ như trên mẫu xe Suzuki Raider Fi, hãng Suzuki công bố sức mạnh động cơ là khoản 19Hp, nhưng khi đo thực tế trên máy Dynojet SD12 chỉ khoản 13~13.5Hp và trên máy Dynojet 250i sẽ khoản 15Hp. Thêm 1 ý nhỏ ở đây là việc thay đổi tỉ số truyền của nhông sên dĩa hoặc kích thước bánh xe cũng dẫn tới sự thay đổi về con số Mã lực. Có thể hiểu đơn giản là công suất mà hãng quảng cáo là công suất lý thuyết, công suất đo trên máy Dyno là công suất thực tế được lấy từ chính tình trạng hiện tại của xe.

3. Tại sao Mã lực thực tế đo được của cùng 1 động cơ trên các máy đo Dyno lại khác nhau?
– Mỗi thiết bị đo Dynamometer sẽ có thuật toán và thông số được lập trình sẵn khác nhau để tự tính toán kết quả đo lấy được theo những lập trình đó. Dựa trên trọng lượng và kích thước của bộ guồng quay tiếp xúc trực tiếp với bánh xe, sự chênh lệch giữa các máy đo sẽ rơi vào khoản một vài Hp.

 

4. Nếu có sự chênh lệch giữa các máy đo thì người chơi xe cần phải dựa vào đâu để hiểu kết quả đo nào là chính xác?
– Kết quả đo được từ các thiết bị đo là con số tham khảo để người canh xe có thể đánh giá được tình trạng động cơ như đã nói ở trên. Ngoài kết quả Mã Lực ( Hp) ra, các bạn còn nên nhìn vào các thông số khác trên bảng kết quả như Moment xoắn ( Sức Kéo), Tỉ lệ xăng gió v.v bởi vì điều này cực kỳ quan trọng… Đơn giản nhất là nên đánh giá sức mạnh của động cơ bằng việc so sánh kết quả đo của cùng 1 chiếc xe trên cùng 1 máy đo lúc trước và sau khi Nâng cấp/Bảo trì/Bảo dưỡng để biết chính sự thay đổi diễn ra như thế nào. Tuyệt đối không nên lấy kết quả đo của máy đo này để so sánh với kết quả đo của máy đo khác. Điều này giải thích cho việc vì sao bạn thấy cùng 1 cấu hình nâng cấp nhưng có chỗ đo được 23Hp và có chỗ đo được 30Hp, hãy so sánh kết quả đó với kết quả đo trước khi nâng cấp trên từng máy đo. Con số quan trọng nhất vẫn là sự thay đổi giữa trước và sau chứ không phải chỉ nhìn vào con số sau khi thay đổi mà đánh giá. Nếu đã từng mua và sử dụng các sản phẩm từ BRT, Two Brother, Yoshimura hoặc các thương hiệu lớn bạn sẽ thấy họ đưa ra con số thay đổi chứ họ không bao giờ cam kết bạn gắn cái này vào xe sẽ đạt mã lực là abc… Ví dụ: động cơ Yamaha Exciter 150cc sau khi nâng cấp lên full bộ 62mm BRT sẽ tăng khoản 10Hp SO VỚI ZIN.

Rất mong tất cả những thông tin trên sẽ giúp anh em hiểu được thêm về việc đi đo kết quả Dyno. Nếu có thắc mắt gì về những điều liên quan đến động cơ hoặc sản phẩm của BRT, anh em cứ việc comment yêu cầu giải thích vào bên dưới bài viết này. Chúng tôi sẽ tổng hợp câu hỏi hay nhất và trả lời trong các seri bài viết Juken Share hằng tuần. Và chúng tôi sẽ tặng 1 áo BRT dành cho bạn nào có câu hỏi hay nhất được chọn mỗi tuần.

Xin cám ơn.

——–

TÌM HIỂU THÊM VỀ BRT VIET NAM:
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI NĂM HỔ
(Nhà phân phối chính thức thương hiệu BRT tại Việt Nam)
 http://namhodynojetcenter.com/
 0907.414.062
 Số 288 Trường Chinh, phường Tân Hưng Thuận, Quận 12 TPHCM
Tư vấn kỹ thuật và báo giá sản phẩm: 0907.414.062 – 0903 687 564 Mr.Hiếu( giờ hành chính)
Danh sách các đại lý chính thức của BRT tại Việt Nam:https://goo.gl/kKGyex
#BRT #BINTANGRACINGTEAMANRACINGTEAMVIETNAM #BRTViệtNam#BINANRACINGTEAM #BRT_VIETNAM #ECU #IC #JUKEN5 #powermax#imax #exciter #winner #sonic #raider #ViêtNam #phụtùngxemáycaocấp#phụtùngxemáy #phụtùngđộxe #phụtùngnângcấp #caocấp #hàngIndo#Hàngindonesiachấtlượngcao #madeinindonesia #juken #yamaha#suzuki #honda #kawasaki

Đang xem: JUKEN SHARE 1: NHỮNG LẦM TƯỞNG VỀ MÁY DYNO